Các tin bài về vụ mất điện tại Sân bay :
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/san-bay-tan-son-nhat-gian-doan-vi-dai-khong-luu-mat-dien-3109882.html - Đài không lưu bị mất điện.
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cuc-truong-hang-khong-ca-3-he-thong-luu-dien-dai-khong-luu-deu-hong-3110484.html
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cuc-truong-hang-khong-ca-3-he-thong-luu-dien-dai-khong-luu-deu-hong-3110484.html
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141122/vu-san-bay-tan-son-nhat-te-liet-vi-mat-dien-do-cho-thiet-bi-co-luc-the-nay-the-khac.aspx
THEO BÁO CHÍ ĐƯA TIN : CHỈ MẤT ĐIỆN Ở ĐÀI KHÔNG LƯU.
Tôi từng có kinh nghiệm 25 năm về lĩnh vực Hệ thống điện ( Cấp điện cho KS 5 sao, cho nhà máy sản xuất, cho công trình, trung tâm thương mại...) nên chỉ nghe ông Thanh nói qua báo chí, có thể mổ xẻ ra những chi tiết liên quan đến sự cố này, mời các bạn trong nghề cùng tham khảo :
Ông Lại Xuân Thanh cho biết khi họp báo : "lưới điện không mất, chỉ hỏng UPS", thế nhưng lại lộ ra ở câu cuối : ban vận hành đã khắc phục bằng cách : "cho máy nổ cấp điện trực tiếp, không qua UPS"... vậy là có mâu thuẫn, dấu điều gì đó sau câu chuyện mà ông Thanh nói ra. Nếu không mất điện lưới thì sao phải chạy máy nổ ? vậy là phần thiết bị đóng cắt ở mạch lưới cũng bị sự cố ?
Xin giải thích về việc dùng các bộ UPS, vì sao phải dùng nó ?
- Trong hệ thống cấp ngồn cho các phụ tải yêu cầu liên tục, không cho phép gián đoạn : Phòng mổ, điều hành bay, phòng Data center, ...hay thông tin liên lạc vv thì bắt buộc phải cấp nguồn qua các UPS để không bị gián đoạn lâu hơn 0,02 s - tương đương một chu kỳ dòng điện. Khi lưới mất thì UPS đảm bảo cấp nguồn dự phòng tối thiểu 1 giờ, nhiều hơn thì tùy theo công suất khi chọn UPS nhưng thường không chọn công suất lớn quá bởi đã có máy Diezen dự phòng. Sau 8 giây đối với máy phát xịn của Mỹ là Catterpila Diezen sẽ cấp nguồn lại được, máy hãng khác như Koler, Mishubishi, FG Winson hay loại khác thì chậm hơn, có thể 20 hay 30 giây sau mới ổn định tốc độ, ổn định điện áp để cấp lại được. Vậy nên UPS phải dùng là vì lý do đó.
Ông Thanh nói khi cái 1 bị hỏng, chuyển sang cả hai cái kia cũng hỏng luôn ! vậy nguyên nhân hệ thống UPS bị hỏng sẽ nằm trong các vấn đề sau :
+ Kỹ sư bảo trì hệ thống đã không kiểm tra thường xuyên các UPS để biết tình trạng của 3 cái đó ra sao. Không chấp nhận sự cố xếp chồng cả 3 cái đều hỏng một lúc trừ khi nó bị phá hoại.
Vậy ai, cái gì phá hoại nó ?
++ Con người phá hoại khiến cho nó có thể bị ngắn mạch : để nước ẩm do dột, phòng cách ẩm không đạt, để đồ ăn ngọt gần nó khiến côn trùng cắn phá...
Đặc biệt : có thể thiết kế thiếu công suất làm nó quá tải nên sau thời gian hoạt động rất ngắn đã cháy, om... vấn đề thiết kế tôi cho là khó có thể xảy ra tính sai bởi Việt nam không là tác giả thiết kế. Chất lượng của loại/ hãng sản xuất UPS cũng là vấn đề, của Tàu thì thôi nhá. Thông thường dùng cho sân bay phải mua hàng Mỹ hoặc EU.
++ Loại trừ các nguyên nhân trên thì còn nguyên nhân quan trọng, dễ gặp nhất : Hệ thống tiếp đất, hệ thống chống sóng sét lan truyền ở cấp điện áp 380/ 220 V 50 Hz bị hỏng hoặc rởm, không hoạt động khiến UPS bị sóng sét nội bộ xuyên thủng mạng hạ áp, gây hỏng UPS. Trường hợp : Cả 3 cấp dự phòng UPS chỉ có thể cùng lúc bị hỏng sẽ xảy ra khi có sét đánh, sóng sét quá điện áp nội bộ xảy ra mà các thiết bị chống sét không tác động, nối đất kịp thời dẫ đến phá hủy cách điện của UPS.
( ** Các ông kiểm tra ngay cho tôi xem :
- Tủ chống sét xem có được cấp đúng thiết kế, có được thử nghiệm bởi trung tâm đo lường độc lập, dán tem chưa ? .
- Thiết bị UPS có bị hỏng cách điện không ?
- Hệ thống tiếp địa hiện tại đo xem có đạt điện trở không ?
- Kiểm tra sổ nhật ký vận hành xem có ghi chép tên người kiểm tra định kỳ UPS theo đúng hướng dẫn vận hành không ?)
+++ Ngoài các nguyên nhân trên, việc máy chủ điều hành bị tin tặc tấn công vào phần mềm, đoạt mất quyền điều khiển hệ thống. Nguyên nhân này không gây ra sự cố mất nguồn điện, cũng không tác động gây hỏng cả 3 UPS được nhưng lại là chuyện diễn ra thường xuyên, hacker tấn công 24/ 24 giờ vào máy chủ điều hành bay các bố nhá.
Tóm lại, nguyên nhân căn bản hoàn toàn do nhân viên vận hành, bảo trì, kiểm tra... các nhân viên này nếu không là các kỹ sư kinh nghiệm 10 năm , từng lắp đặt, vận hành, bảo trì hệ thống điện mà cho vào làm, cho quản lý thì chỉ có đốt sân bay, đốt nhà có ngày. Chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Nếu đúng như ông Thanh nói rằng chỉ hỏng UPS thì quả là thật nguy hiểm. Không thể chấp nhậ được nguyên nhân đó vì UPS có 3 hệ thống dự phòng, tiêu chuẩn dự phòng vậy là cao, không có sân bay nào trên Thế gới bị sự cố tương tự như vậy.
Ngoài ra, vụ hai máy bay : một chở khách, một trực thăng quan sự xuýt va nhau cho thấy : hệ thống điều hành có vẫn đề, có thể hai bên điều hành riêng rẽ , không phối hợp... nếu đúng vậy thì quả thực quá nguy hiểm vi tương lai tần xuất lên xuống của cả dân sự và quân sự sẽ gia tăng, nếu điều hành như vậy thì ...thôi.
Lê Dũng - M & E Manager
DELTA CMC
PS : các bạn phóng viên báo chí có thể tham khảo, một số từ chuyên môn nếu không hiểu hết thì có thể liên hệ qua FB , tôi sẽ giải thích thêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét