Đường dây 500 KV được xây dựng từ thời ông Kiệt, 1994. Sau nhiều sóng gió giữa giới khoa học, chính trị ...thì nó cũng được xây dựng xong và đưa vào vận hành, tài điện từ đầu nay - nhà máy thuỷ điện Hoà Bình - vào nam.
Nếu hệ thống điện là một con người hoàn thiện thì đường dây 500 KV là sương sống, trong đó có tuỷ sống là bó dây thần kinh truyền tải các tín hiệu từ bộ não là trung tâm điều độ Quốc gia tới các cơ quan khác như : chân tay, ( lưới thấp áp hơn) dạ dày ( các nhà máy điện phát công suất lên lưới ), các máy cắt bảo vệ từng phân đoạn, các trạm biến áp từ 220 KV kích lên 500 KV và hoà vào lưới 500KV.
Đường dây 500 KV nó không phải là trái tim của hệ thống như trái tim của con người ( đập từ khi sinh ra đến khi chết mà không được ngừng nghỉ ) nhưng nếu rã lưới thì hầu như cả hệ thống điện QG bị tê liệt trong một thời gian nhất định, đủ để loạn cả làng.
Trái tim và bộ não của Hệ thống điện ở đây được coi là trung tâm điều độ QG, thiếu nó thì coi như con người trở thành thực vật hoặc chỉ hành động vô thức - ví dụ đóng mạch điện bằng tay ON - OFF.
Khi xương sống bị tấn công, gây tê liệt thần kinh thì cơ thể tạm thời nhận biết điểm nào đau để cách ly, xa thải chỗ đó tạm thời nếu xử lý đúng qui trình, não bộ vẫn hoạt động bình thường, cơ thể chỉ đau nhẹ vì được cho thuốc giảm đau tạm thời, não tạm hết nhận tín hiệu đau tuy nhiên điểm bị sự cố vẫn cần kiểm tra, tìm ra nguyên nhân để xử lý triệt để.
Cây chạm vào lưới 500 KV gây chập - có thể có - tuy nhiên máy cắt 500 KV sẽ cách ly sự cố ngay lập tức. Sau đó chuyển tải sang mạch dây khác và hệ thống sẽ ra lệnh sa thải các phụ tải không quan trọng nếu thấy cần thiết. Thậm chí sa thải nhiều hơn nữa số phụ tải vì đường dây còn lại không gánh được phụ tải cả hệ thống vốn vẫn được tải trên hai mạch 500 KV.
Cây chạm lưới 500 KV gây ...rã lưới
Các nhà máy phát điện không hề bị ảnh hưởng gì khi sự cố lưới 500 KV vì các nhà máy đó chỉ phát ra 10 KV và qua vài cấp biến áp mới hoà vào lưới 500 KV, sự cố trên lứơi 500 KV đã bị loại trừ, các nhà máy cứ phát bình thường trong khi có thể phụ tải không được cấp điện gián đoạn vì phải mất thời gian chờ đóng mạch dây dẫnkhác. Nói các nhà máy bị sự cố do chạm cây ở đường dây 500 KV là không đúng.
Trong mọi trường hợp sự có thì đều không cho phép rã lưới 500 KV QG. Kịch bản nào để giữ được lưới không bị rã ? ai học Hệ thống điện thì đều có thể hiểu được.
Vậy rã lưới như vừa rồi sẽ do nguyên nhân nào ?
Điều hành hệ thống sai - sai do trình độ kỹ sư và chuyên gia vận hành ? không phải vì hầu như họ đã được đào tạo thành thục rồi.
Mất kiểm soát hệ thống do virut ? do hacker ? chỉ trong hai thứ này, thực ra nó là 1 vì hacker tấn công bằng virut hoặc đột nhập qua khoá đánh cấp được rồi chui vào làm loạn, tác động cắt lung tun làm rã lưới.
Vì sao không rã toàn bộ lưới QG mà chỉ miền nam ? thiết kế đã sẵn phương án tách làm hai phân đoạn, khi bị tấn công thì chỉ bị mất một phận đoạn. Hoặc mới bị sự cố nhẹ mà cán bộ đièu độ đã bị mất khả năng kiểm soát lền mặc cho phân đoạn kia ra lưới.
Kịch bản tương lai : khi cả lưới QG 500 KV bị rã, 60 - 80 % tải toàn quốc vẫn có điện nhờ lưới địa phương 220KV, 110 KV...ngay sau kưới 500KV bị sự cố và rã lưới. Muốn vậy thì một hệ " xương và thần kinh " phụ sẽ phải được xây dựng, không có phương án nào khác.
Mặt trái của công nghệ hiện đại trong điều độ điện lực sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu con người quản lý hệ thống điều độ không có đủ kinh nghiệm và chuyên môn để vận hành nó. Chưa nói đến các hacker được nuôi để tấn công mạng sẽ gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc trên mạng nếu bất kỳ máy chủ nào lo là trong bảo mật, giữ gìn an ninh mạng tốt nhất, ngăn cản và chống đỡ các đợt tấn công mọt cách hiệu qủa nhất.
Liệu rã lưới 500KV có thể xảy ra lần nữa ? điều đó là chuyện nhãn tiền khi các chuyên gia an ninh mạng và điều độ bó tay trước tấn công của hacker vào máy chủ điều độ. Và nếu chiến tranh mạng đã diễn ra, tấn công các máy chủ chính phủ, ngân hàng, quân đội như ở bên Mỹ thì máy chủ điều độ EVN cũng không nằm ngoài chiến trường khốc liệt này.
Thế này mà mấy ông quản lý điện hạt nhân thì kinh quá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét